Từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ chính thức bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường an ninh tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Khi thương mại điện tử chiếm tới 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò trung tâm của lĩnh vực này trong hành trình chuyển đổi số. Nhưng giữa cơn bùng nổ đó, câu hỏi đặt ra là: Ai đang thực sự hưởng lợi? Và liệu tất cả các bên có đang cùng nhau tiến về phía trước?
Chương trình "Ngày không tiền mặt 2025" không chỉ là sự kiện truyền thông đơn thuần, mà còn là chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy người dân làm quen với hệ sinh thái số toàn diện.
Với 91% lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc tuyển dụng nhân sự AI và 95% lên kế hoạch sử dụng lao động số, Việt Nam đang nổi lên như điểm sáng toàn cầu trong xu hướng chuyển đổi số và tự động hóa bằng trí tuệ nhân tạo.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP, quy định rõ trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh và cá nhân bán hàng trên nền tảng từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi nhằm siết chặt quản lý thuế trong môi trường kinh doanh số, đồng thời tăng tính minh bạch và công bằng trong thực thi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1568/QĐ-BCT về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030. Kế hoạch được xây dựng trên tinh thần thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững.
Trước yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi đến các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, đề nghị triển khai hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và trực tuyến cho hộ kinh doanh trong hai tháng cao điểm – tháng 6 và 7.
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 94/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng. Quy định này kỳ vọng sẽ tạo ra “vùng an toàn” pháp lý cho cả người đi vay và nhà đầu tư, đồng thời hạn chế rủi ro từ các hoạt động tín dụng đen đội lốt công nghệ tài chính (fintech).
TP.HCM – Tại buổi họp báo công bố chương trình “Ngày không tiền mặt 2025” diễn ra chiều 2/6, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước – cho biết, kể từ ngày 1-7-2025, ví điện tử sẽ chính thức được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
HÀ NỘI – Các sàn thương mại điện tử sẽ đối mặt với những chế tài nghiêm khắc nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ xác minh người bán và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Đây là nội dung nổi bật trong dự thảo nghị định mới do Bộ Công Thương xây dựng, thay thế Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống hàng hóa vi phạm pháp luật trong môi trường kinh doanh số.
Không còn cảnh ghi tay, đếm hàng thủ công hay lỉnh kỉnh ví tiền – từ quán ăn vỉa hè tới sạp hàng trong chợ, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào thời đại số hóa mỗi ngày một rõ nét.
Ngân hàng Nhà nước công bố chương trình tín dụng phục vụ chuyển đổi số.