Nội dung trong thông báo kết luận của Tổng Bí thứ Tô Lâm như sau:
“Bộ Nội vụ chủ trì khẩn trương xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong và ngoài nước, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ mũi nhọn (trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, vật liệu mới...).
Đồng thời, có chính sách đãi ngộ đặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc) để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc”.
Trong kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng Đề án trọng dụng nhân tài phục vụ các mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST&CĐS). Đồng thời, triển khai Chiến lược thu hút nhân tài quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Tổng Bí thư yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thể hiện quyết tâm chính trị cao, chủ động rà soát, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý và bố trí đầy đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược đã được giao, nhất là các nhiệm vụ đã quá hạn.
Ngoài ra các bộ, ngành và địa phương cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, có quyết tâm chính trị cao, kiên quyết, kiên trì, kiên định, làm bằng được để củng cố niềm tin của toàn xã hội; Trong đó phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược đã được giao, nhất là các nhiệm vụ đã quá hạn.
Cuối cùng, cần phải tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm mục tiêu trong năm 2025 tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc pháp lý (cả điểm nghẽn trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực KHCN, ĐMST&CĐS nói riêng)...
Về phát triển KHCN, ĐMST, Bộ Nội vụ được Tổng Bí thư giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng quy chế làm việc, chế độ đãi ngộ và quy trình tuyển tuyển dụng Tổng công trình sư, Kiến trúc sư trưởng để triển khai các hệ thống chiến lược. Việc này báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng xem xét, quyết định trong tháng 7-2025.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan chủ động tìm kiếm, phát hiện và đề xuất các ứng viên tiềm năng cho các vị trí Tổng công trình sư, Kiến trúc sư trưởng, bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế có uy tín.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng mục tiêu là phải xây dựng cơ chế đủ mạnh để thu hút nhân tài thực sự xuất sắc, có đức, có tài, có uy tín và được trao đầy đủ thẩm quyền, nguồn lực để quy tụ lực lượng, chịu trách nhiệm về thành công của các sáng kiến lớn, chương trình, nhiệm vụ chiến lược quốc gia.
Trong thông báo, Tổng Bí thư dẫn ví dụ về các trí thức kiệt xuất như GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Tôn Thất Tùng, GS. Lương Định Của, GS. Nguyễn Văn Hiệu… như hình mẫu cần tiếp nối.
Theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ KH&CN sẽ chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành, chuyên gia và tổ chức nghiên cứu lựa chọn danh mục từ 1 đến 3 lĩnh vực hoặc sản phẩm công nghệ chiến lược cần được triển khai trước mắt. Việc lựa chọn căn cứ trên Danh mục Công nghệ chiến lược quốc gia, nhằm hiện thực hóa các sáng kiến đột phá.
Bộ KH&CN cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất phát từ viện nghiên cứu, trường đại học. Bên cạnh đó, sẽ có các chương trình được thiết kế để kết nối hiệu quả giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm khác là nghiên cứu và đề xuất mô hình Đại học công nghệ thế hệ mới. Mô hình này sẽ tích hợp giữa giáo dục – nghiên cứu – đổi mới sáng tạo, có định hướng công nghệ cao, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp, thị trường và các chiến lược quốc gia. Đây được kỳ vọng là nền tảng đào tạo và phát triển nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan để kết nối và chia sẻ dữ liệu khoa học – công nghệ với dữ liệu của các cơ quan thuế, hải quan và đăng ký kinh doanh. Mục tiêu là xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất, phục vụ công tác hoạch định chính sách và điều hành trong lĩnh vực KHCN, ĐMST&CĐS theo yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh rằng “Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các doanh nghiệp lớn liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm, đàm phán và mua lại các công ty công nghệ nước ngoài có sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ quan trọng để thúc đẩy sở hữu công nghệ lõi".
Trước đó, Bộ KH&CN đã phê duyệt kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi trong và ngoài nước tham gia các chương trình trọng điểm cấp quốc gia về trí tuệ nhân tạo (AI). Mục tiêu là huy động chất xám để phát triển nền tảng AI tại Việt Nam, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế và hiện đại hóa hoạt động quản trị.
Kế hoạch gồm 15 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đang chú ý bao gồm:
- Thiết lập cơ sở dữ liệu chuyên gia AI quốc gia;
- Phát triển nền tảng số và ứng dụng AI trong bảo quản nông sản;
- Xây dựng trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức.
Bộ KH&CN cũng giao chuyên gia, doanh nghiệp phát triển các mô hình AI “Make in Vietnam” trong các lĩnh vực ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu. Đặc biệt, sẽ xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt có tối thiểu 100 tỷ tham số, có khả năng hiểu và xử lý văn bản trong các lĩnh vực pháp luật, tài chính – kế toán, thuế, nông nghiệp, văn hóa và lịch sử.
Những định hướng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện tầm nhìn chiến lược về việc xây dựng một nền tảng khoa học – công nghệ vững mạnh, nhân lực chất lượng cao, và chuyển đổi số toàn diện. Việc thu hút ít nhất 100 chuyên gia đầu ngành không chỉ là một chỉ tiêu, mà còn là bước đệm để Việt Nam bứt phá trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Với công suất sản xuất hàng năm 1,6 GW, dự án sẽ giúp Indonesia thúc đẩy đáng kể năng lực sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời trong nước.