Giá vàng ngày 10/7: Vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng

10/07/2025, 11:05
Thị trường vàng trong nước ngày 10/7 ghi nhận xu hướng giảm rõ nét đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn, với mức giảm phổ biến từ 300.000 – 700.000 đồng/lượng tùy thương hiệu. Trong khi đó, giá vàng thế giới vẫn giữ vững trên ngưỡng 3.300 USD/ounce nhưng không có nhiều đột biến, khiến chênh lệch với giá vàng trong nước tiếp tục giãn rộng.
Giá vàng ngày 10/7: Vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng
Giá vàng hôm nay (10-7): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá. Ảnh minh họa: nhandan.vn

Giá vàng trong nước

Theo ghi nhận sáng nay, các thương hiệu lớn như DOJI, SJC, PNJ và Bảo Tín Minh Châu đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng miếng 400.000 đồng/lượng. Giá mua vào – bán ra phổ biến dao động từ 118,6 – 120,6 triệu đồng/lượng.

Phú Quý SJC là đơn vị niêm yết mức mua vào thấp nhất, chỉ 117,9 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán vẫn giữ ở ngưỡng 120,6 triệu đồng/lượng.

Cùng chiều với vàng miếng, vàng nhẫn cũng ghi nhận mức giảm sâu tại hầu hết các thương hiệu:

- SJC niêm yết 114 – 116,5 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng ở cả hai chiều;

- DOJI điều chỉnh giá vàng nhẫn về 115 – 117 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng;

- PNJ giao dịch ở mức 114,1 – 117 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 600.000 và 300.000 đồng/lượng;

- Phú Quý giảm 300.000 đồng ở cả hai chiều, giao dịch quanh mức 114 – 117 triệu đồng/lượng;

- Bảo Tín Minh Châu giảm mạnh nhất với mức 700.000 đồng/lượng, niêm yết ở 115 – 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,04% so với cùng thời điểm hôm qua, lên mức 3.315 USD/ounce – tương đương khoảng 105,5 triệu đồng/lượng theo tỷ giá quy đổi của Vietcombank (chưa bao gồm thuế, phí). Tuy nhiên, nếu tính trong 30 ngày qua, giá vàng thế giới vẫn giảm nhẹ 0,25%.

Hiện tại, giá vàng trong nước cao hơn khoảng 15,1 triệu đồng/lượng so với giá quốc tế, cho thấy mức chênh lệch đáng kể giữa hai thị trường.

Diễn biến giá vàng hiện tại được cho là phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước các động thái thương mại mới của Mỹ. Việc Tổng thống Donald Trump thông báo hoãn thời điểm áp thuế mới đến ngày 1/8 đã giúp thị trường tạm lắng lại, tạo điều kiện cho giá vàng giữ được vùng giá trên 3.300 USD/ounce.

Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng cao và đồng USD tiếp tục mạnh lên đã hạn chế sức hấp dẫn của vàng – một tài sản không sinh lời. Đồng thời, lập trường “kiên định nhưng thận trọng” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong định hướng chính sách tiền tệ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá vàng giữ ổn định.

Dù vàng có thể trải qua các đợt điều chỉnh hoặc đi ngang trong ngắn hạn, giới phân tích vẫn đánh giá cao tiềm năng của kim loại quý này trong nửa cuối năm.

Ông Ole Hansen – Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa tại Saxo Bank – nhận định rằng các yếu tố cốt lõi từng đẩy giá vàng lên cao trong những năm gần đây vẫn còn nguyên vẹn. Và trong thời gian tới, thậm chí có thể xuất hiện thêm những lực đẩy mới cho giá vàng, đặc biệt nếu chính sách tiền tệ toàn cầu nghiêng về nới lỏng trở lại.

Giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng giảm mạnh giữa lúc giá thế giới biến động trong biên độ hẹp. Mặc dù thị trường hiện chưa cho thấy dấu hiệu tăng trở lại trong ngắn hạn, nhưng về trung – dài hạn, vàng vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn trước những bất ổn kinh tế và chính trị toàn cầu.

Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo áp mức thuế 50% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Brazil, nâng tổng số quốc gia nằm trong danh sách chịu các biện pháp thuế quan mới của Mỹ trong tuần này lên con số 22. Động thái này cho thấy sự cứng rắn của ông Trump trong chính sách bảo hộ thương mại, đồng thời khiến căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và các đối tác quốc tế gia tăng đáng kể.