Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp chịu áp lực điều chỉnh

04/07/2025, 12:46
GVR trở thành "tội đồ" chính kéo thị trường giảm điểm khi lấy đi gần 1,6 điểm của VN-Index. Các mã khác trong ngành BĐS khu công nghiệp cũng chịu áp lực giảm mạnh như KBC, IDC, SZC, SIP, BCM.
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp chịu áp lực điều chỉnh
Ảnh minh hoạ.

Thị trường mở đầu phiên giao dịch ngày 3/7 với tâm lý tích cực sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trên mạng xã hội về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Trước diễn biến này, chỉ số VN-Index có lúc rung lắc quanh ngưỡng tham chiếu, nhưng sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện.

Nhóm cổ phiếu bluechip phần lớn ghi nhận mức tăng, tuy nhiên đà tăng vẫn còn khá khiêm tốn. Dẫn đầu là MWGHDB, đều tăng nhẹ hơn 2%, trong khi các mã như VCB, VIB, SSI, HPG, TPB, CTG chỉ tăng từ 1% đến 1,9%.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 7,19 điểm, tương đương 0,52%, lên mức 1.391,78 điểm. Toàn sàn ghi nhận 212 mã tăng, trong khi chỉ có 92 mã giảm.

anh-man-hinh-2025-07-03-luc-151409-1751530901080892507291.webp

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 3/7 (Nguồn: FireAnt).

Bước sang phiên chiều, có thời điểm áp lực bán gia tăng đã đẩy VN-Index thủng mốc 1.380 điểm trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index giảm 2,63 điểm, tương đương 0,19% xuống 1.381,96 điểm. Toàn sàn có 146 mã tăng, 168 mã giảm và 53 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,69 điểm xuống 230,93 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 81 mã giảm và 66 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,25 điểm lên mức 100,86 điểm.

Trong phiên giao dịch ngày 3/7, GVR trở thành tâm điểm tiêu cực khi giảm mạnh 5,28% xuống còn 29.600 đồng/cổ phiếu, qua đó lấy đi gần 1,6 điểm của chỉ số VN-Index, trở thành mã có tác động tiêu cực lớn nhất phiên. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng chịu áp lực bán mạnh, với hàng loạt mã như KBC, IDC, SZC, SIP, BCM đồng loạt giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu họ Vingroup tiếp tục gây sức ép lên thị trường. Đáng chú ý, VIC giảm mạnh và lấy đi 0,8 điểm của chỉ số, VPL cũng khiến VN-Index mất thêm 0,2 điểm, trong khi VRE giảm nhẹ 0,6%. Ở chiều ngược lại, VHM là điểm sáng hiếm hoi khi nhích nhẹ 0,39% lên mức 76.300 đồng/cổ phiếu.

Nhóm chứng khoán, sau giai đoạn tăng mạnh trong phiên sáng và đầu giờ chiều, đã chịu lực điều chỉnh khiến nhiều mã quay đầu giảm. Tuy vậy, một số cổ phiếu vẫn giữ được sắc xanh đến cuối phiên như VIX, HCM, SSI, VCI, BSI, SBS, BMS, EVS, TCI.

anh-man-hinh-2025-07-03-luc-152122-1751530901142530967864.webp

Những mã tác động đến VN-Index (Nguồn: VNDIRECT).

Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 38.688 tỷ đồng, tăng tới 39% so với phiên trước. Trong đó, sàn HoSE đóng góp phần lớn với 32.747 tỷ đồng, còn nhóm VN30 ghi nhận thanh khoản đạt 14.125 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng mạnh, với giá trị ròng đạt 2.276 tỷ đồng. Cụ thể, khối này đã giải ngân 4.176 tỷ đồngbán ra 1.900 tỷ đồng trong phiên.

Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là DHC 33 tỷ đồng, HDC 29 đồng, GVR 28 tỷ đồng, GAS 25 đồng, VRE 24 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã được mua chủ yếu SSI 432 tỷ đồng, MWG 294 tỷ đồng, CTG 147 tỷ đồng, HDCM 133 tỷ đồng, IDC 127 tỷ đồng,…

Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã có những chia sẻ cụ thể liên quan đến triển vọng và lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, việc “thăng hạng” không chỉ đơn thuần là yêu cầu kỹ thuật, mà còn mang ý nghĩa chiến lược trong thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, nâng tầm vị thế thị trường tài chính trong nước.